Monday, March 26, 2012

Tản mạn về tiền tệ và thị trường tài chính Việt Nam III

13. Độ mở của nền kinh tế tương đối rộng. Trong một số nghiên cứu gần đây cho nền kinh tế nhỏ, mở cửa: chính sách tiền tệ tối ưu có thể cần sự phản ứng với nhân tố bên ngoài, chẳng hạn như tỷ giá. Các chính sách tiền tệ của Việt Nam chưa thấy rõ ở điểm này vì có sự can thiệp và bands của tỷ giá. Câu hỏi đặt ra là có cần sự can thiệp đó hay không? hay có thể sử dụng chính sách tiền tệ khi có yếu tố tỷ giá sẽ tốt hơn cho nền kinh tế.

14. Tình trạng đô la hóa của Việt Nam trong thời gian qua là rất lớn. Khi có sự dịch chuyển không mong muốn của đồng USD (như vay gửi USD/ tín dụng USD/ mua bán USD) trong khi các chính sách tiền tệ phải thông qua trực tiếp là VND. Vì vậy, việc điều chỉnh chính sách tiền tệ có thêm yếu tố không định trước được, vòng quay ngoại tệ trong nền kinh tế. Do đó, các chính sách tiền tệ của SBV sẽ bị động ở một cấp độ nhất định. Vì vậy, SBV gần đây chấp nhận cơ chế xin cho bằng ngoại tệ trong tương lai bằng cách áp trần "tiêu cực" lên huy động vốn ngoại tệ và "bóp nghẹt" tín dụng ngoại tệ. Trung quy lại là tối thiểu hóa đồng USD trong bảng cân đối tài sản của các ngân hàng thương mại và đồng thời tạo lực đẩy (cám rỗ ngắn hạn) với người dân để chuyển tiền USD trong dân vào ngân hàng và chảy vào SBV.

(Và có lẽ vì việc này mà SBV, do mua ngoại tệ dẫn tới cung nội tệ, cũng phải thực hiện chính sách "trung hòa" bằng cách issue các tín phiếu ngân hàng. Nếu vậy, việc phát hành tín phiếu không phải là cái biểu hiện của thắt tiền tệ mà chỉ là sự điều tiết cần thiết của SBV.)

15. Xét ở một góc độ nào đó: vàng ở Việt Nam vừa đóng vai trò là ngoại tệ  - tức thực hiện được vai trò làm dự trữ ngoại hối, nhưng cũng đóng vai trò tiền tệ vì đươc đùng để lưu giá trị. (Chẳng hạn mua nhà theo cây vàng.) Tuy nhiên, ảnh hưởng của vàng như tiền tệ lên chính sách tiền tệ là không lớn do tính thanh khoản kém của Vàng. Tuy nhiên, cũng cần phải có chính sách vàng cho phù hợp để đảm bảo rằng vàng (ngoại trừ vàng trang sức) nên được huy động cho dự trữ ngoại hối.

4 comments:

  1. a có thể cho e biết lý do tại sao các ngân hàng lại thu phí ATM nội mạng ko ? họ đưa ra lý do e thấy thật ko hợp lý "nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng đầu tư, trang bị, bảo trì ..." vì khi thu phí, sẽ làm giảm số lượng người dùng thẻ A.T.M sẽ làm tăng chi phí cho toàn hệ thống chứ không phải giảm đi. ko biết e có đúng ko xin cám ơn anh.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thực sự xin lỗi bạn không trả lời được bạn sớm. Mình hiện tại hơi bận một chút nên không viết được gì mặc dù có vài ý trong đầu có thể xếp lại được với nhau. Mình sẽ trả lời bạn đầy đủ hơn vào tuần sau.

      Delete
    2. cảm ơn a đã quan tâm

      Delete
  2. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete