Wednesday, March 14, 2012

Tản mạn về tiền tệ và thị trường tài chính Việt Nam I



1. Hầu hết các ngân hàng đều chỉ có nguồn vốn ngắn hạn và các dự án tài trợ đều là vốn trung dài hạn. Vì vậy, rủi ro mất cân bằng kỳ hạn luôn hiện hữu. Tất nhiên đi kèm với nó là margin của ngân hàng tăng lên do đầu lãi suất của cho vay dài hạn cao hơn cho vay ngắn hạn.

2. Do thực tế là trung gian tiền tệ hơn là trung gian vốn, nên tính biến động nguồn vốn của mỗi ngân hàng có thể là lớn. Sự cạnh tranh mạnh giữa các ngân hàng trong khi lại có sự bảo trợ của Ngân hàng Nhà nước: không có ngân hàng phá sản, dẫn tới sự "lớn mạnh" bằng nhiều hình thức cạnh tranh phi thị trường của các chú cá, đặc biệt khi các chú cá này chấp nhận ăn thuốc tăng trọng độc hại (đầu tư vào các tài sản rủi ro cao để ăn return cao, phục vụ công tác báo cáo số liệu ngắn hạn) và khi "cá" bong bóng vỡ do tích tụ thuốc độc đủ lớn sẽ vô cùng khó chữa trị.

3. Thị trường tiền tệ VN có hai cái hay: thị trường tiền tệ của người dân và thị trường tiền tệ của giới ngân hàng.

Thị trường tiền tệ của người dân là sự dịch chuyển vốn hàng ngày, hàng tháng và liên tục từ ngân hàng này sang ngân hàng khác khi có sự "chênh lệch" lãi suất vì chẳng có khái niệm risk-return. Risk là không có, thì return càng cao sẽ thu hút vốn nhiều. Các sản phẩm bán lẻ thì đơn điệu: khuyến mại, sổ số, du lịch, ...Các ngân hàng hơn nhau ở dịch vụ thanh toán tiện ích. Cái này thì chỉ 2-3 ông lớn làm tốt mà thôi, chẳng hạn như Vietcombank. Ngay cả Vietinbank vẫn tồn tại hai hệ thống thanh toán thẻ và tài khoản khác nhau cơ mà. Đây cũng là một hướng đi nâng cao sức cạnh tranh của một ngân hàng để có thể tồn tại ở thị trường tiền tệ kiểu này.

Thị trường tiền tệ của các ngân hàng là sự vay mượn vốn do thiếu hụt ngắn hạn. Trước đây, các ngân hàng vay mượn nhau để bổ sung thanh khoản do chủ yếu thiếu hụt về dự trữ bắt buộc. Nhưng giờ các ngân hàng vay mượn nhau để có nguồn vốn cung tín dụng ra bên ngoài. Mục tiêu tăng trưởng đầu ra lớn với chỉ tiêu năm nào cũng tăng tín dụng 20%, rồi 50%,..trong khi tỷ lệ sử dụng vốn từ nền kinh tế đã cao sẽ kéo theo việc một nhóm các ngân hàng vay trên hệ thống liên ngân hàng để cung tín dụng trung dài hạn. Thị trường tiền tệ kiểu này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hệ thống tài chính.

4. Các sản phẩm trên thị trường tiền tệ rất ít. Sản phẩm tiền tệ liên quan đến thị trường ngoại hối thì bị bóp nghẹt. Các sản phẩm tiền tệ về IRS tiền đồng là không có vì đơn giản chẳng ai cung cấp do lãi suất huy động liên tục thay đổi theo lạm phát và vì vậy lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng phải theo hướng thả nổi. Sản phẩm thị trường tiền tệ do vậy chỉ có mỗi hai cấu thành ở điểm (3) nêu trên. Vì vậy, nhiều người bảo rằng, làm MM ở Việt Nam đơn giản là vì thế.

5. Sự mất cân đối lớn giữa thị trường VND và USD. Với các chính sách hiện tại, có thể nói, tâm lý chung của người dân là ai có ngoại tệ là bán cho ngân hàng và lấy tiền đồng. Sớm hay muộn, ngoại tệ trong dân sẽ cạn và chuyển về ngân hàng TM. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại lại bị thắt chặt tín dụng ngoại tệ. Do vậy, đích cuối cùng là SBV đạt được mục đích thu ngoại tệ về và cung tiền VND ra. Thị trường tiền tệ cho USD sẽ sớm teo tóp và thị trường tiền tệ chỉ hoạt động ở mảng VND. Dự trữ ngoại hối về ngắn hạn/trung hạn có thể là ổn định và kéo theo tỷ giá có cơ sở để ổn định.

(Còn tiếp)

6 comments:

  1. Nếu được, xin phép đề nghị anh Đông thiết lập RSS để dễ theo dõi khi có bài mới. Thanks anh.

    ReplyDelete
  2. http://vu-quang-dong.blogspot.com/feeds/posts/default
    dan cai nay vao html la chay dc

    ReplyDelete
  3. Bạn nào xài Chrome thì dùng ứng dụng này nè:
    RSS Subscription Extension (by Google)2.1.3

    Nó tự động thiêt lập RSS cho bất cứ web nào (hầu hết là thành công, trừ một số trang do tác giả tự lập trình, nó không hỗ trợ)

    Firefox cũng có một số ứng dụng tương tự.

    ReplyDelete
  4. Cảm ơn anh Đông đã chia sẽ những suy nghĩ của mình về MM và FM của VN. Nhiều ý em rất đồng ý, có thể nói là "đồng cảm" với những gì mình đang suy nghĩ (bởi theo như các thông tin, thì có lẽ thì anh và em là đồng nghiệp, đặc biệt ở một mảng rất hấp dẫn thế này!)
    Em xin phép copy những "tản mạn" của anh về đăng lại trên blog? Anh Đông ok chứ?

    ReplyDelete
  5. Chào bạn, bạn cứ chủ động copy nhé.

    ReplyDelete
  6. Bác viết dễ hiểu một chút cho dân kinh tế nghiệp dư như bọn em có thể hiểu rõ thêm đc không bác ^^!

    ReplyDelete