Wednesday, March 14, 2012

Don't worrry? HSBC's recent report

HSBC vừa có bản báo cáo về việc cắt giảm lãi suất VND và cho rằng lạm phát vẫn sẽ ở mức thấp. Dưới đây là bản dịch của HSBC. (Về cơ bản, chất lượng bài phân tích không cao và không làm rõ ý, dẫn tới việc người đọc gây nhầm lẫn là cắt giảm lãi suất vừa rồi là một bước nới lỏng tiền tệ.)

"Trong bản báo cáo này, nhận định chính của chúng tôi như sau:

Không tính đến giá dầu tăng cao, ảnh hưởng của việc giảm lãi suất lên lạm phát sẽ không đáng kể.

* Các lãi suất chính sách đã được cắt giảm 1% do giảm áp lực về giá.
* Giá dầu nội địa đã tăng 10% để phản ánh việc tăng giá dầu thế giới, trong khi thuế nhập khẩu năng lượng đã được miễn giảm.
* Tuy nhiên, với mức khởi điểm thuận lợi, và nhu cầu tiêu thụ chậm lại sẽ là lợi thế để khắc phục áp lực lạm phát.

Tình hình giá cả vẫn tăng chậm

Lạm phát có thể trở thành vấn đề nóng ở châu Á vào cuối năm nay. Nhưng tình hình ở Việt Nam lại có thể có khác biệt. Sau khi giá cả tăng nhanh chóng trong năm ngoái, áp lực giá cả hiện nay đã hạ nhiệt do nhu cầu tiêu thụ chậm và giảm tăng trưởng tín dụng. Do đó, NHNN Việt Nam đã có thể giảm các lãi suất chính xuống 1%. Việc giảm lãi suất đã được tính hết vào giá vốn trên thị trường nhưng câu hỏi đặt ra là liệu việc này có ảnh hưởng xấu đến tình hình lạm phát và làm tiền Đồng biến động hay không. Việc giảm các lãi suất chính sách trong lúc giá dầu thế giới đang tăng cao có thể hơi vội vàng, tuy nhiên chính sách này ít có khả năng ảnh hưởng đến chiều hướng giảm xuống của lạm phát của Việt Nam.

Dựa vào phân tích chính sách tiền tệ của Việt Nam, việc giảm lãi suất không nằm ngoài tầm dự đoán. NHNN Việt Nam thi hành chính sách tiền tệ bằng hai cách:
1)        Lãi suất chính sách được định hướng bởi lạm phát cơ bản
2)        Họ sử dụng các công cụ hành chính để làm giảm áp lực lạm phát.
Lạm phát cơ bản đã giảm từ mức cao nhất 15.2% vào tháng 08/2011 xuống còn 12.7% vào tháng 02/2012. Sự giảm tốc của lạm phát và lạm phát cơ bản, cùng với sự ổn định của tiền Đồng đã tạo cơ sở để NHNN Việt Nam giảm lãi suất.

Mặc dù lãi suất đã giảm, lạm phát sẽ vẫn tiếp tục giảm xuống dưới 10% vào cuối năm vì ba lý do sau đây: nhu cầu trong nước trì trệ, tăng trưởng tín dụng chậm, và mức khởi điểm thuận lợi. Tình hình lạm phát cao kéo dài trong năm 2011 đã góp phần tăng nhận thức của người tiêu dùng và khiến họ thận trọng hơn trong việc chi tiêu cho năm nay. Trong khi đó, con số lạm phát quá cao vào năm ngoái chính là cơ sở để lạm phát năm nay không thể tăng cao như năm ngoái. Hơn nữa, nếu giá dầu không tăng quá USD 140/thùng thì tình hình lạm phát năm 2012 sẽ không bị ảnh hưởng đáng kể.  

Về tiền Đồng, rất nhiều yếu tố khiến chúng ta lo ngại vẫn còn đó – lạm phát hai con số, lãi suất thực âm và con số thâm hụt thương mại còn cao – nhưng tình hình đang tiến triển tốt. Trong tình hình hiện nay, những rủi ro có thể sẽ làm đồng Việt Nam mất giá nhẹ, và chúng tôi dự đoán tỉ giá USD-VND sẽ vào mức 21,500 vào cuối năm. Tuy nhiên, nếu những yếu tố quyết định tiếp tục cải thiện, VND sẽ  lại trở nên hấp dẫn hơn...".

 (Chắc HSBC sẽ publish sớm ra công chúng).

5 comments:

  1. Anh Đông cho em xin một phiên bản được không ạ? Cảm ơn anh.

    ReplyDelete
  2. Cho Minh dia chi email hoac viet cho minh vao vuquangdong@gmail.com de minh reply cho ban.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hôm qua em không theo dõi blog kịp nên không biết anh Đông rep. Hôm nay thấy công bố rồi ạ.

      NHNN vừa phát hành tín phiếu, hy vọng anh Đông có phân tích thêm về vấn đề này. Em cũng có một câu hỏi nhỏ là NHNN phát hành tín phiếu hút vốn từ NH có thanh khoản tốt và cho NH yếu thanh khoản vay qua tái cấp vốn. Nhưng ls liên NH đang thấp hơn ls tái cấp vốn và cao hơn ls tín phiếu, vậy tại sao các NH không thực hiện vay trực tiếp với nhau (có lợi hơn về lãi suất) mà phải thông qua NHNN nữa ạ? Vì chắc chắn không so chuyện bên vay bị phá sản. Cảm ơn anh Đông.

      Delete
  3. gửi cho em một bản với . Cảm ơn

    bongphongquynh@gmail.com

    ReplyDelete
  4. Anh gửi cho e một bản được không? Cám ơn anh.

    duyphuong2506@yahoo.com.vn

    ReplyDelete