Thursday, March 15, 2012

Tản mạn về tiền tệ và thị trường tài chính Việt Nam II

(Tiếp tục)

7. Thị trường chứng khoán vốn dĩ liên quan nhiều đến thị trường vốn hơn là thị trường tiền tệ, tức nguồn tiền cho thị trường này phải là dòng tiền dài hạn chiếm số lớn. Tuy nhiên, sự thiếu vắng sự tham gia tích cực của các quỹ hưu trí, của các quỹ tương hỗ, bảo hiểm xã hôi. Thêm vào đó, việc xin giấy phép thành lập Quỹ cũng không đơn giản. Vì vậy, dòng tiền dài hạn không đều đặn chảy vào thị trường. Thiếu sự ổn định của dòng tiền sẽ kéo theo sự lên xuống, dao động mạnh của thị trường do chi phối quá lớn của dòng tiền lưu chuyển

8. Mặc dù thị trường này còn ở phạm vi hạn chế, nhưng mức độ quan trọng của nó trong việc huy động vốn cho doanh nghiệp ngày càng quan trọng, nhất là vốn chủ sở hữu. Điều này có thể nhìn thấy qua việc phát hành cổ phiếu của các công ty khi thị trường chứng khoán phát triển tốt. Tuy nhiên, việc quản lý phát hành cũng như định giá doanh nghiệp và minh bạch thông tin là không tốt. Vì vậy, các doanh nghiệp vì mục đích riêng có thể dẫn tới phát hành tràn lan và không phục vụ các cổ đông đa số. Mặc dù vậy, trò chơi ponzi game và casino vẫn sẽ diễn ra.

9. Các công ty chứng khoán mở ra và đặt mục tiêu tự doanh lên trên mục tiêu tạo sân chơi mới cho doanh nghiệp ở đó các IB sẽ tiến hành cung cấp các dịch vụ tài chính. Vì vậy, để ở tầm cao mới, các công ty chứng khoán cần giảm thiểu bộ phận tự doanh trực tiếp mà thay vào đó là thực hiện các tự doanh đối ứng trung gian (market makers) cho khách hàng. Trading với equity nên được thực hiện cho các quỹ mở (hoặc các quỹ nói chung) và rõ ràng xu hướng này là không thể đảo ngược ở Việt Nam trong thời gian tới. Một công ty chứng khoán không thể thắng nổi thị trường, 10 công ty chứng khoán cũng không thể thắng nổi thị trường. Nhưng các nhà đầu tư tư nhân thì lại không thể tạo lập được thị trường và phân tích cụ thể được thị trường.

10. Rủi ro trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam là rất lớn. Dưới góc độ nhà đầu tư thì có thể thấy rủi ro nhất là nắm thông tin không được công bằng và sự phân tích thông tin và chính sách không phù hợp. Rủi ro thứ hai là sự thay đổi chính sách không theo dự tính hoặc cam kết, dẫn tới các thay đổi về dòng tiền và định hướng phát triển thị trường không như kỳ vọng. Dưới góc độ của các nhà quản lý quỹ, rủi ro lớn nhất của thị trường là thanh khoản. Các nhà quản lý quỹ có đủ lượng thông tin và công cụ để phân tích thị trường, nhưng thanh khoản yếu là điều quỹ đầu tư không mong muốn. Trong các nghiên cứu gần đây, ngay cả trên thị trường Mỹ, return của một stock phụ thuộc vào tính thanh khoản của chính cổ phiếu đó.

11. Có sự hiểu sai lệch trong quản trị rủi ro của các công ty chứng khoán và các nghiệp vụ chứng khoán. Trong thời gian qua, sự buông lỏng quản trị rủi ro dẫn tới một loạt các công ty chứng khoán bị choáng váng vì: (1) Rủi ro đạo đức của các nhân viên; (2) Rủi ro hệ thống trong quản trị thanh khoản và cung cấp dịch vụ tài chính; (3) Không có chiến lược phát triển core IB chuẩn mực, dẫn tới tạo doanh thu từ các sectors rủi ro để có return cao. Khi thị trường đi xuống và vốn chủ sở hữu mỏng --> gặp khó khăn về tài chính; (4) Rủi ro về thanh khoản với các cổ phiếu OTC và quy trình thanh toán/thu mua cổ phiếu này. Nhiều cổ phiếu OTC qua giai đoạn giải thể doanh nghiệp vừa qua có thể coi là GIẤY VỤN.

12. Công ty chứng khoán, IB, và Quỹ cuối cùng là sự tổng hợp hai yếu tố: Banks đứng sau và Công nghệ. Nếu có Banks thương mại đứng sau mạnh và Công nghệ tốt thì đây là hai yếu tố nền tảng cho một  công ty chứng khoán mạnh. Rồi chúng ta sẽ thấy đến thời điểm, chỉ còn tồn tại các công ty chứng khoán có các banks mạnh đỡ đầu phía sau. Các công ty chứng khoán/IB khác sẽ ra đi và không thể ngoảnh đầu lại.

(Còn nữa)

4 comments:

  1. "Tản mạn" của bác rất hay, nhất là được tổng kết từ một "người trong cuộc". Cám ơn bác rất nhiều.

    ReplyDelete
  2. Kính gửi bác ĐÔng.

    Có 1 chi tiết nhỏ mà tui muốn góp ý: đó là TTCK VN được thiết kế theo mô hình order-driven market, tức là tập hợp cung cầu chứ không có market maker. Nói cách khác, lệnh mua bán của NĐT được thực hiện trên cơ sở tụ tập lệnh đối ứng, chứ NĐT không mua bán với cty CK hay chuyên gia (specialyst) như kiểu sàn NYSE.

    ReplyDelete
  3. Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin bổ ích !
    ......................................
    Mr. Hồ Cung
    Chuyên viên kinh doanh Toyota Tân Cảng
    Click xem chi tiết: Bảng giá xe Toyota Camry đã qua sử dụng tại TPHCM hoặc Bang gia xe Toyota Camry da qua su dung tai TPHCM

    ReplyDelete