Tôi vừa nhận nhiệm vụ mới và quá bận bịu trong một thời gian. Vì vậy, không update thường xuyên cùng các bạn bè.
Anh Giang vừa có một bài khá hay tại đường link sau. Link 1. Anh Tự Anh vừa có bài viết trên Sài Gòn Times khá chuẩn mực tại đường link trích lục sau. Link 2. Trên tạp chí Ngân hàng, cũng có một bài khá hay của một tác giả, (tôi sẽ update tên sau). Tuy nhiên, bị xếp gần cuối tạp chí, kể cũng đáng tiếc.
Tựu chung, quan điểm của tôi cũng khá rõ ràng, tăng trưởng và lạm phát là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ rõ ràng, nhất là về ngắn hạn.
Theo các nghiên cứu của tôi, lạm phát của VN trong thời gian qua, hơn 80% là do yếu tố cung tiền và từ đó, đẩy vào tổng cầu danh nghĩa quá lớn. Do vậy, việc thắt chặt cung tiền hợp lý là quan trọng nhất và "chính" nhất để cắt giảm lạm phát thông qua cắt giảm tổng cầu: (1) Cắt giảm đầu tư không hiệu quả của xã hội do không các khoản đầu tư này không chịu được mức lãi suất danh nghĩa cao; (2) Cắt giảm chi tiêu vào hàng hóa lâu bền bằng trả góp và tăng tiết kiệm để từ đó gia tăng đầu tư tư nhân trong tương lai. Vì vậy, lẽ đương nhiên, khi thắt chặt tiền tệ nhất quán thì tăng trưởng giảm trong ngắn hạn do mức cầu giảm chứ không phải do tổng cung suy sụp.
Như vậy, nỗi lo tăng trưởng vừa qua có đáng phải quan ngại?
Mức tăng trưởng giảm này cũng chỉ là nhất thời, và khi lạm phát được kiểm soát ở mức thấp và ổn định, tăng trưởng kinh tế trong môi trường mới và cơ cấu thay đổi sẽ kéo theo tăng trưởng gia tăng trở lại. Vì vậy, việc các doanh nghiệp phá sản là bình thường. Nếu sự cơ động của các chủ thể trong nền kinh tế được đảm bảo (và thực tế sự cơ động này luôn có với các nền kinh tế mới nổi), thì sức tăng trưởng sẽ sớm hồi phục.
Bao giờ mức tăng trưởng quay trở lại phụ thuộc vào biến động ổn định của mức giá: theo tôi khi lạm phát ổn định ở mặt bằng mới thì lúc đó sức tăng trưởng sẽ bắt đầu hồi phục rõ ràng. Hiện tại, cầu đầu tư tư nhân đang co cụm để xem mức giá và lãi suất cho vay sẽ quay trở lại mức nào trước khi có quyết định đầu tư. Để mức giá ổn định ở mức mới, theo tôi phải cuối Quý 3 mới có thể khẳng định được. Vì vậy, mức tăng trưởng Qúy 2 và Quý 3 có thể sẽ không có gì đột biến so với mức của Quý 1. Nhưng nếu lạm phát được kiểm soát từ Quý 2 và duy trì ở Quý 3, tăng trưởng sẽ có dấu hiệu rõ ràng hơn vào Quý 4.
Một chính sách kích cầu của chính phủ hiện thời có là cần thiết? Theo tôi nếu tăng chi tiêu công để kích cầu: câu trả lời là không. Nếu thực hiện tăng chi tiêu công, sẽ tốt cho ngắn hạn và tăng trưởng ngắn hạn, nhưng rõ ràng có thể lại là thuốc độc cho tương lai và nếu vậy sẽ khó có cách nào cứu vãn được niềm tin của thị trường vào các chính sách trong tương lai khi mà đầu tư công vẫn kém hiệu quả. Tuy vậy, tôi cho rằng, nếu hỗ trợ để tái cấu trúc kinh tế trong đó thay thế đầu tư công bằng đầu tư tư nhân: có thể triển khai có lựa chọn.
Vì vậy, tôi cho rằng, lo lắng cho tăng trưởng hiện tại là THỪA. Nếu cố cứu tăng trưởng hiện tại sẽ ngang chấp nhận thua cả trận chiến dù thắng một trận đánh. Ngược lại, việc chấp nhận tăng trưởng thấp như chúng ta sẵn sàng trước thời điểm kìm chế lạm phát để sau đó có ổn định vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng dài hạn, thì việc chấp nhận tăng trưởng thấp để có mức lạm phát thấp và ổn định sẽ như chấp nhận thua một trận đánh, nhưng sẽ có cơ hội để thắng cả trận chiến.
Như vậy: Thông điệp cứu doanh nghiệp có đáng bàn trong thời điểm này? Vâng, nó chỉ đáng bàn khi mà lạm phát ổn định, lãi suất thấp mà hàng loạt các doanh nghiệp tiếp tục phá sản mà thôi.
This comment has been removed by the author.
ReplyDeletebài viết hay quá. Cảm ơn.
DeleteDear anh Đông !
ReplyDeleteEm hoàn toàn đồng ý với những nhận định của anh !
Tuy nhiên em cũng có một chút bàn luận và nhận định một số vấn đề với anh :
- Thứ nhất, em muốn nhận định với anh về khả năng Chính Phủ có quyết định " cứu tăng trưởng " không ? và Cứu như thế nào ? Khả năng thành công có được như mong đợi không ?
- Thứ hai là em nghĩ về khả năng cứu các doanh nghiệp trong giai đoạn này thì em nghĩ trong giai đoạn này Chính Phủ đã tiến hành một số động thái " mở rộng " tiền tệ cho các doanh nghiệp trong ngành bất động sản trong nước ! Để có động thái này thì CPI tháng 4 này của cả nước chỉ tăng 0,05%, lãi suất trần huy động được NHNN giảm xuống còn 12 %.
+ Tuy nhiên em nghĩ Chính Phủ sẽ tiến hành cứu thị trường bất động sản là điều chắc chắn , tuy nhiên khả năng những đại gia nào được cứu mới chính là một vấn đề đáng quan tâm khi Chính Phủ chỉ có một số tiền nhất định không đủ cứu được cả một thị trường bất động sản đang đi xuống ! Vấn đề là đại gia nào nhanh chân, có " quan hệ " tốt mới được cứu !
+ Ngoài các doanh nghiệp trong ngành bất động sản, các doanh nghiệp khác trong cả nền kinh tế thì khả năng tiếp cận vốn của ngân hàng trong Q3, Q4 trong năm nay cũng rất khó khăn ! Kể cả trong khả năng hiện nay lãi suất trần huy động giảm xuống 12 % và có thể giảm xuống hơn nữa do các quyết định hành chính ! Khi trong ba tháng đầu năm nay tốc độ tăng trưởng tín dụng là - 2,13 % !
+ Khả năng trong Q3, Q4 các ngân hàng huy động nguồn tiền nhàn rỗi từ trong nhân dân cũng rất khó khi hiện nay lãi suất trần huy động chỉ là 12 % thì liệu các ngân hàng lấy tiền đâu mà cho các doanh nghiệp vay ? Mà hiên nay một trong hai mối lo lớn nhất của hệ thống ngân hàng Việt nam là vấn đề thành khoản và nợ xấu trong hệ thống ngân hàng ! Vấn đề thành khoản thì có thể được giảm bớt khó khăn khi NHNN có thể bơm tiền tăng khả năng thanh khoản ! Nhưng nó gián tiếp làm cho tăng cung tiền và đẩy lạm phát !
Ngân hàng huy động vượt trần xảy ra phổ biến, nếu người dân gửi tiền với lãi suất 12% thì lợi tức nhận được chắc chắn âm.
DeleteMình không bình luận gì với cái "phổ biến". Nhưng bạn quan sát sẽ thấy, nếu lạm phát dưới 1 con số thì lãi suất kỳ hạn 6 tháng hiện nay sẽ cho lãi suất thực dương.
DeleteVề khả năng cứu tăng trưởng trong nền kinh tế ! Em nghĩ với những con số khá ân tương của kinh tế Việt Nam trong Q1 thì trong Q2 , Q3 Chính Phủ sẽ có những biện pháp mạnh để đầy mạnh tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế cho đạt được mục tiêu mà Quốc Hội đề ra là khoảng 6 % !
ReplyDeleteĐể đạt được con số đó thì tốc độ tăng GDP của các Q2, Q3 ,Q4 phải đạt lần lượt khoảng 7% ! Một con số mà hiện nay khả năng của nền kinh tế nước ta không thể đạt được khi giới hạn khả năng sản xuất của nước ta không thể cao kể cả bơm tiền mạnh vào nền kinh tế do những khó khăn khách quan và chủ quan của nền kinh tế nước ta !
Em vẫn nghĩ khả năng Chính Phủ bơm tiền cứu nền kinh tế vấn là khả năng cao nhất cùng với những biện pháp khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp như giảm lãi suất ngân hàng, giảm thuế ,....Tuy nhiên các biện pháp đó cũng không thể phát huy tác dụng khi sức mua trong nền kinh tế của nước ta đang xuống mức rất thấp được thể hiện qua CPI tháng 4 là 0,05% thì liệu các biện pháp trên có cứu được các doanh nghiệp không ? Khi trong các hàng tốn kho đang chất lên như núi ?
Chính vì vậy, em nghĩ nền kinh tế nước ta trong ngăn hạn đang " rối như canh hẹ ", muốn cứu cũng khó ! mà càng cứu thì lạm phát càng tăng và để lại hệ quả xấu trong tương lai !
Đây là các vấn đề dài. Mở sẻ ra sẽ có nhiều điểm mà trong sách vở cũng đã có. Mình sẽ bàn cái này với bạn sau, ngay khi Quý 2 kết thúc. Còn việc cứu BĐS mà thông qua suy luận sửa tỷ lệ dự phòng rủi ro 150% về 100% hay các chính sách hỗ trợ vừa qua là sự hỗ trợ lớn thì chúng ta cần phải xem lại ở nhiều điểm. Chúng ta sẽ trở lại điểm thú vị này vào Tháng 06.
DeleteTheo tôi có lẽ điểm trũng của tăng trưởng, nếu lạm phát ổn định, sẽ chính là Quý 1/2012.
Vui mừng ở Vn có thêm 1 một người am hiểu kinh tế viết những bài hay chia sẻ cho cộng đồng. Cám ơn anh.
ReplyDelete