Trong thời gian qua, trái phiếu chính phủ (hoặc có bảo lãnh của chính phủ) đang trở nên đắt hàng và tỷ suất (yield) giảm. Thực tế này nói lên điều gì?
1. Theo tính chu kỳ, đầu năm chính phủ phát hành bonds để cung cấp cho các dự án và việc các ngân hàng tham gia tích cực đấu thầu bonds có hai mục tiêu: gối đầu các khoản đến hạn và đảm bảo thanh khoản khi cần. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng có thể đủ lực và trường vốn đế tham gia.
2. Chính vốn của các ngân hàng lớn đang thừa cục bộ và chưa thể cung ra thị trường và vì vậy trái phiếu chính phủ là một kênh tín dụng tốt. Với lãi suất 3-5 năm ở mức trung bình thời gian qua khoảng 11.6% tới 12%, có thể thấy với NPL toàn ngành ngân hàng là 3% thì các dự án có các tài sản đảm bảo tốt có thể nhận vốn ở mức 15%.
3. Với mức tỷ suất như hiện tại và nếu thị trường đánh giá rằng, lạm phát ở mức dưới 10% vào cuối năm 2012 này thì có thể nói lãi suất thị trường sẽ giảm và trái phiếu chính phủ khi đó sẽ mang lại nguồn lợi lớn mà lại phi rủi ro cho các tổ chức đầu tư. Với mức lãi suất trên12 tháng của một số ngân hàng lớn loanh quanh ở mức 12%, có thể thấy một phần lớn thị trường tài chính đánh giá rằng lãi suất ngắn hạn trong thời gian tới sẽ giảm dưới mức 12%.
4. Những tín hiệu từ đấu thầu trái phiếu chính phủ cho thấy: trong khi vốn cho đầu tư công có thể được đảm bảo sớm thì khơi vốn cho kênh đầu tư tư nhân vẫn chưa mở nhiều và các sectors mở cho đầu tư tư nhân của hệ thống tài chính là tương đối thận trọng. Vì vậy, nếu đầu tư công mặc dù có thể có đủ vốn nhưng không cải thiện được hiệu quả, tăng trưởng nhờ gia tăng đầu tư năm 2012 sẽ khó khăn. Vì vậy, tổng thể nền kinh tế sẽ khó có tăng trưởng cao được.
5. Lãi suất ngắn hạn sẽ giảm trong thời gian tới khi lạm phát giảm, tăng trưởng thấp (return cho tổng thể nền kinh tế thấp) dẫn tới sự hấp dẫn tương đối của tiền gửi --> gia tăng cung vốn cho nền kinh tế trong ngắn hạn. Tỷ suất trái phiếu cho thấy, lãi suất kỳ hạn dài trong trung dài hạn sẽ ở mức dưới 14% và do vậy, các kỳ hạn ngắn sớm hay muộn cũng sẽ giảm trong năm nay.
Đông giải thích rõ hơn đoạn này được không, tại sao risk premium lại liên quan đến NPL của ngân hàng?
ReplyDelete"Với lãi suất 3-5 năm ở mức trung bình thời gian qua khoảng 11.6% tới 12%, có thể thấy với NPL toàn ngành ngân hàng là 3% thì các dự án có các tài sản đảm bảo tốt có thể nhận vốn ở mức 15%."
Ý em muốn nói là nếu mua trái phiếu chính phủ với yield là 12%. Trong khi với xác suất 3% một khoản vay có security tốt bị xếp vào NPL thì ngân hàng hoàn toàn có lý do để cho vay lãi suất 15%. Và qua đó cho thấy, có thể hình dung ra một số ngân hàng hạ lãi vay với một số đối tượng có chọn lọc và thông thường các đối tượng này có tài sản đảm bảo tốt ở mức 14.5% tới 15%.
DeleteEm hiểu cách tính của anh Đông. Lợi nhuân = NIM - NPL. Các bác làm nguồn ở VN hay tính vo theo công thức này. Với khoản vay có TSBD tốt có default risk thấp, tương đương như GB, nên nếu cho vay ở 15% thì NH thu được lợi nhuận như đầu tư GB.
DeleteTuy nhiên, em nghĩ chi phí vốn của đầu tư GB khác với chi phí vốn của cho vay dự án. Do GB thanh khoản cao và có thể chiết khấu OMO nên chi phí vốn GB là chi phí vốn ngắn hạn.
Đúng là mình tạm tính như thế. GB có lợi thế là thanh khoản và dự phòng thanh khoản trong ngân hàng (như mình nói ở trên). Hãy khoan nói đến các chi phí vốn/lợi ích của từng portfolio khác, điểm mình muốn nói tới tổng thể chung là, có sự tương quan về việc giảm lãi suất với một số đối tượng vài cái yields của bonds hiện nay ở VN.
DeleteEm nghĩ ngược lại. Việc các NHTM tranh nhau bid GB là dấu hiệu cho thấy rất khó để giảm ls cho vay ở VN.
DeleteVới NPL khoảng 10% thì cho vay tối thiểu 24% mới hòa vốn, mà lãi cao vậy thì rủi ro khách hàng lại lớn. Ko cho vay ra đc nên các NHTM mới quy ra mua GB.
Việc GB yield giảm ko phải là do thừa thanh khoản mà do risk premium tăng.
Như mình nói trên kia (điểm 2), hiện tại vốn bị ứ lại tại các ngân hàng lớn và thiếu tại các ngân hàng nhỏ: tính lưu chuyển vốn không có và phản ánh khó cho vay. Như vậy, trước mắt phải giảm lãi suất ở các đối tượng an toàn là hợp lý nhưng khó giải ngân ở các đối tượng khác vì risk exposure những đối tượng này lớn do rủi ro vĩ mô vẫn còn hiện hữu. Việc này kéo theo việc giảm lãi suất nói cho toàn nền kinh tế là khó có thể xảy ra.
DeleteCòn risk-premium tăng thì mình không giám chắc vì mình không nhìn thấy các rủi ro vĩ mô tăng lên (và cũng chưa tốt hẳn lên, hiện vĩ mô vẫn đang ở giai đoạn resistance).
NPL thì mình không chắc là ở con số 10% và mình không bình luận gì. Nhưng theo mình thì trung bình toàn ngành không ở mức cao như thế.
Con số 10% NPL là e nghe ông này thôi :) http://cafef.vn/20120220095947712CA34/ong-nguyen-duc-kien-nen-giam-lai-suat-ngay.chn
DeleteEm nghĩ tại sao cá NH thừa vốn cục bộ ko cho vay ra trên TT1. Nếu tìm đc khách "an toàn" thì cho vay 20% thôi đã có NIM là hơn 6% rồi, GB thì cuối năm xuống 10% là cùng - lãi đc có 1,2%. Rõ ràng là tại các NH ko tìm đc khách "an toàn" (có TSBD tốt ko hẳn là an toàn và lãi cho vay ko ấn định theo TSBD)
Anh Đông có thể phân tích thêm việc gì sẽ diễn ra nếu như các Ngân hàng tiếp tục chuộng kênh trái phiếu có bảo lãnh của Nhà nước, đồng nghĩa với việc bơm tiền cho khu vực kinh tế Nhà nước vốn hiệu quả không cao trong khi việc giảm đầu tư công vẫn đang là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế.
ReplyDeleteCám ơn bạn, điều quan tâm của mình chính là cái dòng chảy về vốn giữa hai kênh chưa phù hợp lắm. Nếu cứ duy trì sự chênh lệch này thì mình nghĩ sẽ khó tối ưu được mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì theo mình đầu tư tư nhân có ICOR thấp hơn đầu tư từ nhà nước.
Delete