Tuesday, February 14, 2012

Cụ thể hóa phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Đọc xong hai tin: Tin thứ nhấtTin thứ hai. có thể hình dung ra một đoạn kết không mấy tốt đẹp cho đa số các ngân hàng ở nhóm 4 và nhiều khả năng chính nhóm 4 này sẽ là nhóm bị buộc phải sáp nhập hoặc tái cơ cấu  (vì không sớm thì muộn sẽ bị đánh bật khỏi cuộc chơi ngành ngân hàng). Nhưng nếu như không có giải pháp tái cấu trúc sớm, thị trường liên ngân hàng sẽ có kiểu tách hội - chọn bạn để chơi rõ ràng hơn.


Tham khảo thống kê của BVS để dự đoán nhóm 4. Lưu ý BVS chưa thống kê hết các ngân hàng vào hình vẽ này.


Sự tương tác của chính sách này lên nền kinh tế sẽ ra sao?

Trên thực tế, chính các ngân hàng nhỏ là tác nhân gây nên sự mất ổn định tài chính trong thời gian qua: vượt rào lãi suất (đành rằng cực chẳng đã NHNN mới áp dụng trần lãi suất), huy động vốn bằng mọi giá với chi phí vốn cao và vì vậy chấp nhận đổ tín dụng vào các sectors rủi ro lớn để đảm bảo chênh lệch lợi nhuận (NIM cao). Việc quản lý yếu kém tại các ngân hàng này + áp lực tăng trưởng bằng mọi giá đã đẩy rủi ro tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng tăng lên do tính lây truyền các ảnh hưởng qua lại của các thực thể kinh tế. Việc phân loại và áp tỷ lệ tăng trưởng tín dụng "trong cả năm" (Tức bất kể thời điểm nào trong năm) sẽ buộc các ngân hàng phải tính toán cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn hợp lý hơn và từ đó tạo sự ổn định hơn cho thị trường tiền tệ (đặc biệt là mảng huy động vốn).

Cũng phải lưu ý rằng, với các ngân hàng đang gặp thanh khoản, việc huy động vốn bằng bất kỳ giá nào vẫn có thể xảy ra cho dù có áp tăng trưởng tín dụng 0% bởi vì họ cần vốn để đảm bảo thanh khoản hệ thống, chí ít là trong thời gian chờ đợi các giải pháp "hỗ trợ của Ngân hàng nhà nước. Việc vi phạm trần lãi suất vẫn có thể xảy ra nếu như đó là sự sống còn đảm bảo thanh khoản, chống bank-run đồng loạt.

Như vậy, có thể thấy, nếu NHNN có biện pháp, phương án (mà thực tế có thể là đã có, nhưng chưa công khai) nhằm hỗ trợ, tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém, tỷ lệ tăng trưởng áp cho từng nhóm sẽ làm ổn định hơn thị trường tiền tệ và rút ngắn thời gian chờ đợi việc giảm lãi suất.

Nhìn rộng hơn, việc áp mức độ tăng trưởng tín dụng và những bước đi mạnh mẽ của nhóm các ngân hàng lớn trong hai năm qua, 2010 và 2011, có thể thấy, nhóm các ngân hàng nhỏ (dù có kinh doanh tốt) vẫn phải có những động thái sáp nhập thực tế hoặc dưới dạng holding (nhóm cổ đông chi phối cả 1 nhóm ngân hàng). Bằng không, nhóm các ngân hàng nhỏ sẽ ngày càng nhỏ và sẽ đi xuống rất nhanh nếu không có một sectors khách hàng chuyên biệt và năm nào SBV cũng phân loại và áp trần cụ thể.

Nếu nhìn vào vĩ mô trong việc thực thi chính sách: rõ ràng NHNN sẽ chủ động hơn trong việc thực thi chính sách tiền tệ vì thực tế các NHNN sẽ lớn mạnh nhanh và sẽ lấn át các ngân hàng khác. Kể cả ACB + STB + EXIM công lại thì cũng là nhỏ so với BIDV + Vietinbank + VCB. Khi giảm các nhiễu thị trường và kênh truyền tải tiền tệ không bị méo mó do tỷ trọng các NHTM nhà nước tăng lên --> kiểm soát tài chính của SBV sẽ tốt hơn. Vì vậy, đây là cơ sở để tin rằng, các chính sách tiền tệ có thể sẽ có sức nặng hơn trong trung dài hạn.

Rõ ràng, áp trần tín dụng về mặt nổi là một hình thức phi thị trường. Nhưng nếu chúng ta chưa có một quy chuẩn pháp luật hợp lý thì có thể thấy "không áp trần" có thể gây ra các tác động phụ tiêu cực (negative external effects) từ tăng trưởng tín dụng rủi ro. Chiếu theo nghĩa đó, áp trần có thể là một phương pháp để sửa chữa thực tế thiếu các quy chuẩn pháp lý để quản lý cạnh tranh trong ngành ngân hàng. Sự tăng trưởng quá nóng trong ngành ngân hàng cũng tương tự như tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế, khi đó nợ xấu sẽ tương đồng với lạm phát.

12 comments:

  1. Theo em quan sát thấy không chỉ ngành NH mà các ngành khác cũng đang dẫn thay đổi như vậy cuộc chơi đang ở trong tay các ông lớn phần đất cho những chú cá nhỏ đã không còn

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mình nghĩ kinh doanh ngân hàng là cuộc đi dài hơi và vì vậy cần sự quản trị tốt. Vì bản chất, chính ngân hàng mới cực kỳ rủi ro vì tỷ lệ leverage của ngân hàng cao hơn nhiều với doanh nghiệp.

      Do vậy, các ngân hàng nhỏ sẽ phải chọn được các sector "xen kẹt" để tiếp cận thị trường hơn là cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng lớn. Chúng ta có thể lấy đơn giản là các ngân hàng nước ngoài mặc dù vẫn mạnh về công nghệ, quản lý nhưng luôn chọn cho họ các market segment đủ nhỏ nhưng đủ "tinh" để phát huy sở trường và tránh cạnh tranh với các ngân hàng lớn trong nước.

      Delete
    2. Kho noi cac ngan hang nho luon dat Mission cho minh la tro thanh top 5 hoac 10 NH lon

      Delete
  2. Dear anh Đông !
    Em không biết nhiều về các tiêu chí và số lượng các tổ chức tín dụng ở Việt Nam được chia thành các nhóm như thế nào ?
    Anh có thể chỉ ra và phân tích giúp em ?
    Em xin chân thành cảm ơn !

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nhiều lời a muốn nói, nhưng thật khó nói ra... là lá la là la ^^
      Nhiều quy định về điều hành chính sách không được công bố đại chúng đầy đủ, những người trong cuộc thì biết rõ qua các công văn ban hành nội bộ. Nên cũng chẳng ai dám nói ngoài trừ các cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền. Đặc biệt là các tổ chức chịu sự chi phối của các chính sách đó. Dại gì mà cầm đèn chạy trước ô tô :P

      Delete
    2. chạy trước là bị toét còi :|
      các bác í bảo là sẽ gửi công văn về cho từng TCTD chứ k fai là public mừ =='
      rumor runs M&A thì nhiều lắm rồi, hic hic

      Delete
    3. Cái này thì mình chịu. Ngoài các quy định về tỷ lệ an toàn và một số tỷ lệ vốn - sử dụng vốn cho lĩnh vực phi sản xuất gần đây, có thể NHNN có thêm một số chỉ tiêu khác.

      Delete
  3. Thêm thông tin về vấn đề này:
    http://vov.vn/Home/Khong-cong-bo-10-to-chuc-tin-dung-yeu-kem-co-nguy-co-do-vo/20122/200062.vov

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hôm rồi, mình đọc đâu đó trên vinase.com có nói bên CK Bản Việt có đưa ra dánh sách dự đoán của họ: có HBB, có western,... Các bạn có thể tìm kiếm được tin này.

      Các bạn tham khảo hình mình mới kiếm được, thì nếu có chắc Bảo Việt Securities sẽ thêm dự đoán Bắc Á, GP, Nam Việt, ...(Riêng Argi và MHB lại khác nhé). Gia định thì đã được Quỹ Bản Việt cứu và có thể không còn ở danh sách nhóm 4 nữa. Tiên Phong đã có Doji tham gia nhưng chưa biết thế nào. Như vậy cũng đã hòm hòm rồi.

      Delete
  4. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  5. Dear anh Đông !
    Mấy ngày hôm nay, ở trên mạng có đưa thông tin dự đoán về 11 ngân hàng có nguy cơ phá sản . Anh có thể giúp em nhận định, đánh giá về khă năng của từng ngân hàng ? Những thế mạnh, hạn chế của từng ngân hàng ?

    Ngân hàng Phương Tây
    Ngân hàng Phương Nam
    Ngân hàng Đại Tín
    Ngân hàng Bắc Á
    Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu
    Ngân hàng Tiên Phong
    Ngân hàng Nam Việt (Navibank)
    Sài Gòn Công thương Ngân hàng (Saigonbank)
    Ngân hàng Nam Á
    Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank)
    Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB – đã sáp nhập với Ngân hàng Đệ Nhất, Việt Nam Tín Nghĩa)

    Em xin chân thành cảm ơn !

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mình không có hết thông tin và vì vậy sẽ không nói gì thêm vì có thể sẽ ảnh hưởng không tốt. Nhưng có lẽ, thị trường có cái lý để đưa ra dự đoán mà bạn đề cập.

      Delete