Xin gửi các bạn tóm tắt bằng tiếng Việt của HSBC về vĩ mô Việt Nam 2012. (Đây là bản dịch của HSBC, không phải của mình và quyền tác giả thuộc về HSBC)
______________
Thân gửi các anh chị
và các bạn,
Đội ngũ nghiên cứu
kinh tế của HSBC vừa phát hành bản báo cáo nghiên cứu về thị trường Việt Nam với
tựa đề: "Triển vọng thị trường Việt Nam năm 2012: đã có một số tiến triển,
nhưng vẫn đòi hỏi sự kiên nhẫn".
Trong bản báo cáo
này, nhận định chính của chúng tôi như sau:
- Tình hình lạm phát
đã hạ nhiệt và kì vọng sẽ đạt được lạm phát 1 con số vào cuối năm 2012, tạo cơ
sở để Ngân Hàng Nhà Nước có thể hạ một số chỉ số lãi suất trọng yếu
- Nhu cầu nhập khẩu yếu
hơn và việc hạ tỉ giá ngoại hối một cách có kiểm soát bởi Ngân Hàng Nhà Nước sẽ
giúp bình ổn tiền đồng
- Tuy nhiên ngay cả với
một môi trường vĩ mô thuận lợi hơn, chúng tôi vẫn thấy khả năng tăng trưởng bị
chậm lại vào năm 2012, do việc chi tiêu đang trở nên thận trọng hơn và xuất khẩu
cũng yếu hơn.
Năm 2011 không phải
là một năm dễ dàng cho đa phần các nền kinh tế. Việc kì vọng vào sự phục hồi mạnh
mẽ của nền kinh tế toàn cầu đã bị dập tắt bởi cơn động đất ở Nhật Bản, việc S&P
hạ hệ số tín nhiệm của trái phiếu của chính phủ Mỹ, cuộc khủng hoảng nợ công ở
châu Âu và sự tăng trưởng chậm ở Trung Quốc. Tăng trưởng kinh tế nhìn chung bị
chậm lại và các nhà đầu tư phải xác định lại kì vọng của họ để chuẩn bị cho một
tương lai bao gồm nhiều điều bất ổn hơn.
Việt Nam, một quốc
gia thuộc khối tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong thập kỉ qua, cũng không phải
là ngoại lệ. Tỉ lệ tăng trưởng của Việt Nam năm 2011, mặc dù khá ấn tượng ở mức
5.9%, nhưng vẫn ở mức thấp kể từ năm 2000 (trừ cuộc khủng hoảng tài chính năm
2009 khiến tăng trưởng chỉ đạt 5.3% vào năm đó). Trong khi điều này một phần
tái hiện một môi trường toàn cầu suy yếu, những điều kiện trong nước cũng là những
nguyên nhân chính. Lạm phát cao, lên tới 18.6% năm 2011. Mức giá tăng cao và những
biện pháp để kiềm chế lạm phát đã ảnh hưởng nặng tới nền kinh tế, cả trong ngắn
hạn và dài hạn.
Tuy nhiên, những điều
kiện về kinh tế vĩ mô đã ổn định một cách rất ấn tượng , kể từ những ngày khó
khăn trong đầu năm 2011. Lạm phát đã giảm xuống mức 17.3% so với cùng kỳ vào
tháng 1 năm 2012 và chúng tôi kì vọng sẽ giảm xuống còn 1 chữ số vào cuối năm
2012. Ngay cả tiền đồng cũng đã ổn định và khả năng phá giá bất ngờ cũng khó xảy
ra. Điều này là nhờ vào những nỗ lực của Ngân Hàng Nhà Nước đã dần dần làm yếu
tiền đồng và giảm nhu cầu nhập khẩu. Tích cực hơn nữa, sau nhiều lần bàn thảo,
các kế hoạch tái cấu trúc ngân hàng đang được thực hiện: 3 ngân hàng đã được
sáp nhập gần đây và còn các đợt sáp nhập khác cũng đang được kì vọng sẽ tiếp tục
diễn ra vào năm 2012.
Mặc dù đã có được điều
kiện khá bình ổn như hiện nay, nhưng các nhà đầu tư và người dân Việt Nam đa phần
cũng đang rất thận trọng. Điều này được thể hiện thông qua việc sụt giảm nhu cầu
tiêu dùng nội địa và xuất khẩu yếu hơn vào năm 2012. Ngay kể cả việc các lãi suất
trọng yếu đang được kì vọng sẽ giảm vào năm 2012, các nhà đầu tư và người tiêu
dùng cũng chưa chắc sẽ tăng nhu cầu chi tiêu nhiều, do thực chất họ đã thay đổi
kì vọng rất nhiều sau tình hình lạm phát cao vào năm ngoái. Chúng tôi nhận định
tăng trưởng kinh tế sẽ giảm xuống còn 5.7% trong năm 2012 so với 5.9% trong năm
2011. Do đó, mặc dù năm 2012 có khả năng sẽ đem lại sự bình ổn về mặt kinh tế
vĩ mô tốt hơn, nhưng bối cảnh kinh tế toàn cầu đang sụt giảm lẫn những động
thái thận trọng ở Việt Nam sẽ giữ tăng trưởng ở dưới mức trung bình.
Phương xin gửi kèm
báo cáo chi tiết ở dưới đây. Nếu các anh chị có câu hỏi gì, xin vui lòng liên hệ
HSBC.
=================================================
Dear all,
Our economists has
just sent out the latest research on Vietnam "Vietnam 2012 Outlook: Some
progress, but patience required".
The main theme of
this research would be:
* Inflation is easing
and expected to reach single digits by end-2012, giving the SBV room to cut key
policy rates
* Weaker import demand and a controlled weakening of the exchange rate by the
SBV should help stabilise the VND
* But even with a more favorable macro environment, we see growth slowing in
2012, due to more cautious spending and weaker exports
Growth
to stay below long-term average
2011 was not an easy year for most economies. Expectations of a robust global
recovery were dashed by news of Japan's earthquake, S&P's downgrade of US
government debt, Europe's sovereign debt crisis, and China's slowdown. Growth
slowed and investors re-calibrated their expectations in preparation for a more
uncertain future.
Vietnam, a nation with one of the fastest growth rates in the world in the past
decade, was no exception. Vietnam's 2011 growth rate, although impressive at
5.9%, stood at a post-2000 low (excluding 2009's financial crisis-related
growth of 5.3%). While this partly reflected a weakening global environment,
domestic conditions were just as much to blame. Inflation was high, rising
18.6% y-o-y in 2011. Rising prices and measures to curb them took their toll on
the economy, both in the short and long term.
However, macroeconomic conditions have stabilized significantly since the
turbulent days of early 2011. Inflation decelerated to 17.3% y-o-y in January,
and we expect it to hit single digits by the end of 2012. Even the dong (VND)
has stabilized and a one-off devaluation is no longer priced-in. This is thanks
to efforts by the State Bank of Vietnam (SBV) to gradually weaken the VND and
dampen demand for imports. More encouragingly, after much talk, banking reforms
are materializing: three banks were merged recently and more are expected to
follow in 2012.
Despite this relative stabilization, both investors and the Vietnamese at large
remain cautious. This reflects slower expected domestic demand and weaker
exports in 2012. Even with the expected easing of policy interest rates in
2012, consumers and investors are unlikely to accelerate spending significantly,
as they have substantially altered their expectations after last year's high
inflation. We expect growth to decelerate to 5.7% in 2012 from 5.9% in 2011. As
such, although 2012 will likely bring better macroeconomic stability, both weak
global economic conditions and cautious sentiment in Vietnam should keep growth
below its long-term average.
I attached herewith
the full report. If you have any question, don't hesitate to contact us at
HSBC.
Kinh tế Việt Nam trong năm 2012 sẽ có gặp nhiều khó khăn hơn những gì mà HSBC dự đoán. Những hậu quả, ảnh hưởng từ chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính Phủ được thể hiện rõ nhất trong năm 2012 nay, nó thể hiện trong ngành ngân hàng, bất động sản , thị trường chứng khoán, doanh nghiệp sản xuất .....
ReplyDeleteVà năm 2012 này sẽ là năm cuối cùng trong chu kỳ khủng hoảng của Việt Nam từ năm 2008 đến nay, để đến năm 2013 đất nước mới đổi thay được. Năm 2012 là năm có thể xuất hiện một tầng lớp doanh nhân mới của đất nước, họ chính là người biết chớp thời có đất nước khủng hoảng mà phát triển.
Có cảm giác giai đoạn này của đất nước giống những gì nước Nga trong những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX khi nước Nga tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước .
Cám ơn bạn đã chia sẻ suy nghĩ. Mình không nghĩ nên so sánh VN với chuyện xảy ra ở nước Nga về mặt thể chế kinh tế. (Mình tuyệt đối không bàn chính trị và lũng đoạn kinh tế ở đây.) Vì vậy, ý thứ 3 của bạn, mình không bình luận gì.
DeleteÝ thứ hai, mình cũng clear một chút với các bạn rằng: Việt Nam từ thời cải cách (1989) đến nay, chưa bao giờ có KHỦNG HOẢNG KINH TẾ. Cái này nói để rộng rãi mọi người hiểu vì nếu khủng hoảng kinh tế theo chuẩn mực là tăng trưởng âm hai quý liên tiếp. Việt Nam chưa bao giờ tăng trưởng âm từ năm 1989 đến nay. Vì vậy, tình trạng hiện nay nên nói là khủng hoảng "lạm phát": lạm phát cao và không được kiểm soát. Bên cạnh đó, VN đối mặt với tình trạng mất cân đối phân bổ nguồn lực và mất niềm tin của thị trường vào chính sách (vì vậy, các cơ quan ra chính sách đang cố gắng lấy lại niềm tin). Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố nội tại, VN chịu tác động từ khủng hoảng "nợ công" và khủng hoảng "tài chính" do cho vay BDS dưới chuẩn.
Còn ý đầu tiên của bạn, mình xin chia sẻ: Có lẽ kinh tế VN đang ở đáy. Đáy của Vĩ Mô là tính theo Quý và Năm. Vì vậy, mình cũng như bạn, để nhìn rõ ràng hơn, chúng ta cùng chờ đến hết quý 2. Còn hiện tại, mọi thứ thật chậm chạp và mang tính phòng thủ, chờ đợi.
em nghĩ Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt vào cuối năm 2012, mới đây NHNN đưa ra một số động thái giảm lãi suất được kỳ vọng thúc đẩy sản xuất kinh, tạo điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp
DeleteBạn có thể post cái attached file lên cho bà con xem được không? Chứ nhiêu đây thì ít quá. thanks.
ReplyDeleteChào anh. Em nghĩ vấn đề nợ công và nợ xấu bắt nguồn từ bất động sản của Việt Nam có lẽ đang là vấn đền nóng. Khi nào anh có thể làm 1 bài về nợ xấu của Việt Nam được không ạ, dưới con mắt người trong cuộc thì có lẽ là sẽ bổ ích cho tụi em hơn.
ReplyDeleteCái nợ xấu của ngành ngân hàng thì chắc khó ai tỏ tường, kể cả SBV vì mỗi ngân hàng có hê thống và tiêu chí quản lý khác nhau. Khi có thời gian hơn, mình sẽ viết notes một số điểm lưu ý về vấn đề này. Nhưng chắc cũng chỉ nói về các vấn đề mà một người ngoài ngành nên lưu ý khi đọc các báo cáo tài chính của một ngân hàng thương mại mà thôi.
Deletebác ơi, blog của bác rất thú vị, bác có thể để thêm chế độ rss để cháu có thể cập nhật được thường xuyên tin từ blog bác ko ạ.
ReplyDeleteCháu cảm ơn nhiều & chúc bác vui ạ:)
Mình chắc để ở phạm vi hẹp này thôi. Cũng viết để cùng trao đổi với bạn bè trong ngành, chứ không để kiếm điểm gì.
DeleteĐây là feed của bạn Đông, dù bạn không muốn cũng không được :-)
Deletehttp://vu-quang-dong.blogspot.com/feeds/posts/default
This comment has been removed by the author.
DeleteCảm ơn bác Giang Le , cháu cũng đọc blog bác thường xuyên, nhờ đó biết blog bác Đông ạ :D .
DeleteĐây là bản TV
http://www.hsbc.com.vn/1/PA_1_2_S5/content/vietnam/abouthsbc/newsroom/attached_files/Vietnam_at_a_Glance_VN.pdf
bản tiếng Anh
http://www.hsbc.com.vn/1/PA_1_2_S5/content/vietnam/abouthsbc/newsroom/attached_files/Vietnam_at_a_Glance_EN.pdf
Mình có bản attached nhưng không biết attached trực tiếp lên đây bằng cách nào. Nếu bạn biết thì có thể cho mình biết.
ReplyDeleteMình cũng không biết cách attach file lên blog. Nếu bác không ngại, gởi email cho mình xin: tamhue2011@gmail.com
ReplyDeleteThanks in advance.
Anh có thể upload lên các trang chia sẻ file như minus.com rồi thêm cái link vào bài viết là được.
ReplyDelete