Hai nhân tố chính tác động đến lạm phát: cung tiền và lạm phát kỳ vọng
Hình 1: Lạm phát tính theo Quý cùng kỳ năm trước: thực tế và dự báo
Sử dụng dữ liệu chỉ số giá cả của Tổng cục thống kê, trong Hình 1, đường liền nét là lạm phát theo các quý so với cùng quý của một năm trước và đường đứt đoạn là đường lạm phát dự báo dựa trên lạm phát của hai kỳ trước và cung tiền của một quý trước đó. Chúng ta có thể thấy rằng, lạm phát dự báo và lạm phát thực khá gần nhau. Về mặt kỹ thuật của mô hình, có thể hiểu là khoảng 98% sự biến động của lạm phát kỳ hiện tại được giải thích do sự biến động của lạm phát kỳ liền trước và cung tiền kỳ liền trước.
Một cách dễ hiểu, việc tăng cung tiền ở kỳ hiện tại thông thường sẽ qua hệ thống tài chính (và ở Việt Nam chủ yếu thông qua ngân hàng thương mại) và sau đó tác động vào cung đầu tư, đẩy mức cầu hàng hóa cuối cùng của tiêu dùng tăng lên. Vì vậy, việc tăng cung tiền cần thời gian tác động từ cung tiền gia tăng chuyển hóa vào lạm phát. Quá trình luân chuyển cung tiền vào giá cả thông thường là một tới hai quý.
Hình 2: Lạm phát cung tiền và lạm phát năm tiếp theo Việt Nam.
Hình 2 cho thấy, khi cung tiền tăng lên thì lạm phát có xu hướng tăng lên và ngược lại. Bên cạnh đó, các chủ thể kinh tế thường có xu hướng dự báo lạm phát dựa vào lạm phát của các kỳ phía trước và các chủ thể kinh tế Việt Nam lại càng không phải là một ngoại lệ. Chẳng hạn, khi lạm phát của kỳ hiện tại cao và có xu hướng tăng lên, các chủ thể kinh tế có thể dự báo lạm phát tiếp tục cao trong quý tiếp theo. Việc này kéo theo các kế hoạch kinh doanh và giá cả thay đổi theo dự tính đà tăng của giá. Mức độ tin tưởng vào lạm phát trong quá khứ như là một chỉ số dự báo của lạm phát trong tương lai càng chiếm ưu thế nếu như: (i) Các chính sách kiểm soát lạm phát trong quá khứ không phát huy tác dụng; (ii) Việc thực thi chính sách không đúng như cam kết có định hướng; (iii) Sự mất cân đối/thiếu đồng bộ của các chính sách kinh tế khác nhau.
Lạm phát năm 2012 ở mức nào?
Để có được những ước tính lạm phát cho năm 2012, chúng tôi sử dụng một số giả thiết thực tế và phù hợp với định hướng của Chính phủ Việt Nam. Thứ nhất, chính sách tiền tệ nên được tiếp tục duy trì ở mức ổn định và phù hợp với tương quan tăng trưởng kinh tế ổn định. Thứ hai, việc thực thi các cam kết về chi tiêu của chính phủ cần phải được đảm bảo. Thứ ba, các vấn đề về giảm đô la hóa nền kinh tế nên được tiếp tục thực hiện. Với các giải thiết như vậy, chúng tôi cho rằng, lạm phát trong năm tới sẽ ở mức dưới 10%, bắt đầu từ Quý 3/2012.
Về mặt thực nghiệm, điều này có thể kiểm chứng trong quá khứ: trong khoảng thời gian từ 2004 tới 2007, tăng trưởng cung tiền M2 ở mức ổn định và dưới 20%, lạm phát kỳ vọng được duy trì ở một con số. Vì vậy, mức lạm phát dự báo cũng như lạm phát thực tế đều ở một con số trong giai đoạn này. Trong thời gian qua, việc cắt giảm mạnh cung tiền với sự phối hợp của chính sách tài khóa trong việc cắt giảm chi tiêu công, cung tiền chỉ tăng khoảng hơn 12% trong năm 2011, kéo theo mức lạm phát có xu hướng giảm dần. Trong khi đó, ba yếu tố tạo nên kỳ vọng lạm phát giảm đang được thực thi đúng: (i) Kiên định thực thi cam kết chính sách; (ii) Sự phối hợp chặt chẽ của chính sách tài khóa trong việc cắt giảm tổng cầu chi tiêu của chính phủ; (iii) Sự sụt giảm tác động về giá của các yếu tố bên ngoài. Khi các yếu tố làm kỳ vọng lạm phát giảm, việc đảm bảo hài hòa cung tiền là cần thiết (và chúng ta không đề cập tới việc phải làm thế nào ở trong phạm vi bài viết này) để đảm bảo kích thích tăng trưởng thực tế hậu chính sách giảm lạm phát.
Hình 3 (sẽ cung cấp)
Hình 3 cho thấy ba kịch bản của lạm phát trong thời gian tới. Kịch bản 1, cung tiền tiếp tục ở mức thấp 12% (so sánh theo Quý cùng kỳ), khi đó lạm phát của Quý 1/2012 so với Quý 1/2011 vào khoảng 10% và Quý 2/2012 so với Quý 2/2011 giảm về mức 8%. Kịch bản 2, cung tiền ở mức trung bình, 16% (khoảng giữa của kế hoạch 15%-17%), khi đó lạm phát Quý 1/2012 ở mức 12% so với Quý 1/2011 và Quý 2/2012 sẽ ở khoảng 9%. Kịch bản 3, cung tiền ở mức cao tương đối do tính chất mùa vụ dịp tết và tăng vào khoảng 20%, khi đó các con số tương ứng là 14% và 10%.
Như vậy, chúng tôi cho rằng, để đảm bảo giảm đà tăng trưởng của giá về mức một con số, việc cam kết thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ vào khoảng 15-17% là có thể chấp nhận được. Để bổ trợ cho việc thực thi cam kết cung tiền và tăng trưởng tín dụng trong mục tiêu đề ra, việc đảm bảo kỷ cương chi tiêu tài chính “lành mạnh, tiết kiệm, hiệu quả” là cần thiết để giảm thiểu “nới lỏng định lượng không chủ động”, gây mất tính chủ động của chính sách tiền tệ trong việc kiểm soát cung tiền. Chính sách giảm đô la hóa nền kinh tế đảm bảo rằng cung cầu tín dụng và cung tiền M2 được kiểm soát chủ động thông qua cung tiền VND.
Điều này cũng cho thấy một số thực tế phải chấp nhận trong nửa đầu của năm 2012. Thứ nhất, trong khi lạm phát giảm từ từ, việc thực thi chính sách tiền tệ và kỷ cương cắt giảm chi tiêu tài khóa sẽ gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Thứ hai, sự sụt giảm về nguồn vốn ngắn hạn trong sản xuất sẽ kéo theo việc suy giảm giá cả các tài sản phi sản xuất, bao gồm bất động sản đầu cơ và chứng khoán. Thứ ba, thị trường lao động có thể tăng trưởng chậm và đi kèm với nó là lương danh nghĩa có thể giảm trong ngắn hạn.
Với tất cả những giả định về tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cam kết thực thi chính sách, và tình trạng đô la hóa giảm ở trên, chúng tôi cho rằng, lạm phát trong năm 2012 vào Quý 4/2012 so với Quý 4 năm 2011 sẽ ở mức dưới một con số và trong khoảng từ 8% tới 10% trong khi tăng trưởng GDP vẫn có thể được duy trì ở mức ổn định tối thiểu là 6%.
Em đang tìm hiểu yếu tố dùng để dự báo lạm phát và tìm được bài đọc này rất cảm ơn anh vì đã chia sẽ
ReplyDeleteBạn lưu ý là đây chỉ là bài viết ngắn và dùng hai nguyên ngân chính. Các yếu tố khác cũng có tác động đấy, nhưng không phải là nguyên nhân chính nên mình bỏ qua ở bài viết này. Còn quá trình kỹ thuật sẽ tests các nhân tố thì mình cho rằng không nên đưa lên blog dạng này làm gì. Chúc bạn vui.
DeleteKính gửi anh Vũ Quang Đông
ReplyDeleteem đang tìm hiểu mối quan hệ giữ cung tiền và lạm phát của VN
nếu được anh co thể cho em số liệu cung tiền M2 theo quý của Việt Nam giai đoạn 1998 -2011 dược không?
chân thành cám ơn anh.
email của em: hhoanganhduc@yahoo.com
Số liệu cũng chỉ từ IMF thôi mà. Bạn có thể tìm đầu đó khá phổ biến. Nếu không email cho mình, mình sẽ gửi.
ReplyDeleteQuay lại bài viết từ tháng 01/2012, có lẽ giờ vẫn khá sát với lạm phát. Tuy vậy, có lẽ tăng trưởng tại thời điểm đầu năm vẫn hơi màu hồng so với thời điểm hiện tại.
anh ơi. em đang tìm số liệu theo từng quý lạm phát từ 2004-2012, thì tìm nguồn ở đâu chính xác ạ
ReplyDeleteem cảm ơn anh ạ :D
anh ơi em cũng đang phải tìm số liệu về mức tăng cung tiền m2, mức tăng tín dụng, lạm phát bình quân.. a có thể gửi cho e số liệu vào mail haminhtam93@gmail.com ko ạ! em cảm ơn anh nhiều!
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDelete